Những hiểu lầm phổ biến về OEM/ ODM trong sản xuất

Những hiểu lầm phổ biến về OEM/ ODM trong sản xuất

Trong quá trình tìm kiếm đối tác sản xuất, các doanh nghiệp thường tiếp xúc với hai mô hình OEM (Original Equipment Manufacturer – Nhà sản xuất thiết bị gốc) ODM (Original Design Manufacturer – Nhà sản xuất thiết kế gốc). Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nổi bật, có không ít doanh nghiệp, đặc biệt là các startup, vẫn đang mắc phải những hiểu lầm phổ biến về hai mô hình này. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án kinh doanh. Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến về OEM/ODM mà doanh nghiệp cần tránh.

Hiêu lầm 1: OEM/ODM là giống nhau

Đây là một trong những hiểu lầm cơ bản nhất mà nhiều người vẫn hay lầm tưởng về OEM và ODM. Thực chất, 2 mô hình này cũng có điểm tương đồng nhưng không hoàn toàn là giống nhau:

  • OEM (Original Equipment Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm ra thị trường. Nói một cách dễ hiểu đó là công ty OEM sẽ chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm. Đồng thời sản phẩm được đưa ra thị trường sẽ mang tên thương hiệu của bên đặt sản xuất.
  • ODM (Original Design Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết kế gốc. Thuật ngữ này được hiểu là doanh nghiệp sẽ  đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Các công ty ODM sẽ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất và đóng gói. Sau đó, các công ty khác có thể mua lại sản phẩm ODM và đưa vào thị trường dưới tên của mình.

Việc nhầm lẫn giữa hai mô hình này có thể dẫn đến việc lựa chọn đối tác không phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều chi phí những không ra được hiệu quả, ảnh hưởng rất nhiều đến sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Việc nắm bắt rõ được những thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu và chọn lọc những đối tác phù hợp với mình.

Hiểu lầm 2: Gia công OEM/ODM sẽ mất quyền kiểm soát chất lượng sản phẩm

Nhiều doanh nghiệp cho rằng khi gia công theo mô hình OEM/ODM, chất lượng sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nhà máy sản xuất, bản thân doanh nghiệp không kiểm soát được. Đây là quan điểm chưa chính xác.

Dù theo OEM hay ODM, doanh nghiệp hoàn toàn có thể và nên tham gia vào quá trình kiểm soát chất lượng, kiểm tra lô hàng định kỳ, giám sát quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn mong muốn. Việc hợp tác với những nhà máy uy tín, minh bạch và có chứng chỉ quản lý chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro này.

Hiểu lầm 3: Mô hình phù hợp cho mọi sản phẩm và mọi quy mô

Nhiều doanh nghiệp khi mới tìm hiểu về mô hình OEM/ODM này thì luôn nghĩ rằng đây là giải pháp hoàn hảo nhất, có thể dùng cho tất cả các sản phẩm cũng như các thể loại mô hình kinh doanh khác nhau. Nhưng thực tế thì không phải như vậy

Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với mô hình OEM/ODM, đặc biệt là những sản phẩm mang tính sáng tạo cao, mang tính chất độc quyền. Khi sử dụng mô hình này, rất dễ bị rò rỉ thông tin cũng như nguy cơ cạnh tranh rất cao.

Ngoài ra, với các doanh nghiệp có quy mô lớn, sở hữu hệ thống sản xuất nội bộ bài bản và nguồn lực dồi dào, thì việc lựa chọn các nhà máy gia công là không phù hợp. Việc phụ thuộc vào đơn vị OEM/ODM trong những trường hợp này có thể tạo ra rào cản trong việc kiểm soát chất lượng, thời gian sản xuất cũng như tính linh hoạt khi cần cải tiến sản phẩm hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ đặc thù sản phẩm, quy mô kinh doanh để quyết định lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp.

Hiểu lầm 4: Nhà máy sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm khi có sự cố

Nhiều doanh nghiệp cho rằng khi xảy ra sự cố về chất lượng sản phẩm, toàn bộ trách nhiệm sẽ thuộc về nhà máy gia công. Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, sản phẩm vẫn gắn thương hiệu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ là bên chịu trách nhiệm chính trước người tiêu dùng.

Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách kiểm soát rủi ro, lựa chọn nhà máy gia công uy tín và thỏa thuận hợp đồng rõ ràng về trách nhiệm hai bên.

Hiểu lầm 5: Tất cả các nhà máy OEM/ODM đều như nhau

Thực tế, năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn và uy tín của các nhà máy OEM/ODM rất khác nhau. Một đối tác OEM/ODM thiếu kinh nghiệm, quy trình lỏng lẻo hoặc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật có thể khiến sản phẩm đầu ra bị lỗi, không ổn định, hoặc không đúng như thiết kế ban đầu. Điều này không chỉ gây thiệt hại về chi phí, mất thời gian khắc phục mà còn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Một số nhà máy còn không minh bạch về nguyên liệu, công thức, hoặc không có cam kết rõ ràng về bảo mật thông tin – dẫn đến nguy cơ lộ bí quyết sản xuất hoặc bị sao chép sản phẩm.Vì vậy, việc lựa chọn nhà máy OEM/ODM không thể chỉ dựa vào giá thành hoặc quy mô, mà cần được đánh giá kỹ lưỡng qua nhiều tiêu chí.

Những điều doanh nghiệp nên làm để tránh hiểu lầm và lựa chọn đúng đắn:

hop-trao-doi

Nghiên cứu kỹ lưỡng: Tìm hiểu sâu về mô hình OEM và ODM, so sánh ưu nhược điểm của từng mô hình để xác định lựa chọn phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định rõ nhu cầu: Phân tích rõ ràng yêu cầu về sản phẩm, số lượng, chất lượng, ngân sách và thời gian để tìm kiếm đối tác phù hợp.

Tìm kiếm và đánh giá đối tác tiềm năng: Dành thời gian tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá các nhà máy OEM/ODM dựa trên các tiêu chí như kinh nghiệm, năng lực, chứng nhận, đánh giá từ đối tác trước đây.

Thiết lập hợp đồng rõ ràng: Soạn thảo hợp đồng chi tiết, quy định rõ ràng về các điều khoản liên quan đến chất lượng, số lượng, tiến độ, giá cả, bảo mật và giải quyết tranh chấp.

Duy trì giao tiếp và giám sát chặt chẽ: Thiết lập kênh liên lạc hiệu quả và thường xuyên giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu.

Xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài: Coi đối tác OEM/ODM như một phần mở rộng của doanh nghiệp mình, xây dựng mối quan hệ tin cậy và cùng nhau phát triển.

Việc hiểu đúng về OEM và ODM là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt trong quá trình tìm kiếm đối tác sản xuất. Tránh xa những hiểu lầm phổ biến sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được mô hình hợp tác phù hợp, tối ưu hóa chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng mối quan hệ đối tác thành công.

Nếu bạn đang tìm nhà máy OEM/ODM uy tín và chất lượng. Hãy liên hệ ngay với THT Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.

All in one